Ý nghĩa lễ trung thu là gì luôn là câu hỏi của rất nhiều thế hệ đặt ra vì ngày lễ này gần như diễn ra mỗi năm và mọi người đều rất quan tâm. Ý nghĩa lễ trung thu chính là ngày lễ đoàn viên và sum hợp để mọi người bên nhau ấm áp và hạnh phúc.
Tuy nhiên, ý nghĩa lễ trung thu thực sự không chắc ai cũng biết được và hiểu chính xác. Cùng tìm hiểu ý nghĩa lễ trung thu qua nội dung sau đây nhé!
Khám phá ý nghĩa lễ trung thu
Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ lớn tại nhiều quốc gia Châu Á. Tại mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa, phong tục ăn mừng riêng biệt. Trong đó, tết Trung Thu tại Việt Nam tuy chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa nhưng cũng mang những ý nghĩa và có phong tục cũng như nét văn hóa khác biệt.
Theo người Việt Nam, ý nghĩa chính của tết Trung Thu là dịp lễ để bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Đây là dịp lễ thể hiện sự đầm ấm, đoàn viên và là dịp để những người con ở nơi xa sum vầy hướng về bên gia đình. Tuy nhiên, lễ Trung Thu không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình.
Đối các doanh nghiệp thì tết Trung Thu là dịp để bày tỏ sự tri ân với đối tác, khách hàng đã hợp tác cùng trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, các cá nhân cũng nhân ngày này thể hiện sự kính trọng, tri ân thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ mình.
Nguồn gốc ý nghĩa tết Trung thu từ đầu là tết dành cho người lớn để nghỉ ngơi, thưởng thức bánh, trà trong ngày trăng tròn. Giờ đây, tết Trung Thu dần trở thành dịp tết của trẻ em được thỏa thích vui chơi. Tuy nhiên, những phong tục đặc trưng trong ngày lễ vẫn được lưu giữ, có thể kể đến như:
- Phá cỗ đêm Trung Thu với mâm cỗ gồm các hộp bánh Trung Thu. Ở đó có đầy đủ bánh kẹo, mía, bưởi cùng những loại hoa quả khác được tỉa thành hình con vật sinh động
- Múa sư tử, múa lân để chúc mừng dịp lễ Trung Thu trên đường phố
- Nơi nơi treo đèn lồng, trẻ em rước đèn ông sao, đèn cá chép,… trên phố để hòa vào không khí dịp lễ
- Tổ chức hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình” vào dịp lễ
- Trao tặng nhau những hộp bánh Trung Thu bắt mắt, lịch sử như món quà tri ân, cảm ơn ông bà tổ tiên, cha mẹ và những người thân, khách hàng, đối tác.
Nguồn gốc của lễ trung thu từ đâu?
Sau khi hiểu về ý nghĩa lễ trung thu chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc lễ trung thu bắt nguồn từ đâu nhé!
Tết Trung Thu là dịp lễ bắt nguồn từ Trung Quốc và câu chuyện cụ thể về nguồn gốc Tết Trung Thu được kể lại như sau:
Vào một rằm tháng 8 âm lịch với vầng trăng sáng, tròn và không khí mát mẻ. Vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đang dạo chơi tại vườn Ngự Uyển để thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn (hay còn gọi là Diệp Pháp Thiện).
Đạo sĩ xuất hiện với phép tiên và đưa nhà vua lên cung trăng du ngoạn. Ở trên cung trăng, nhà vua được chứng kiến cảnh trí còn đẹp hơn ở nhân gian. Nhà vua đã hân hoan thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới cùng với âm nhạc, ánh sáng huyền diệu. Ở đó còn có cả các nàng tiên múa hát thướt tha trong những bộ xiêm y màu sắc.
Khi thỏa thích thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới, nhà vua quên cả thời gian cho đến khi trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc thì nhà vua mới trở lại nhân giới nhưng trong lòng vẫn lưu luyến khung cảnh cũng như không khí của bữa tiệc.
Sau khi trở lại nhân giới, về tới hoàng cung, vua vẫn vương vấn không khí, cảnh tiên. Vì vậy, người đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y cũng như lệnh cho dân gian tổ chức tiệc chúc mừng, rước đèn sôi động. Từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng 8 âm lịch dần trở thanh phong tục tại dân gian.
Phong tục tổ chức lễ Trung Thu cũng ngày càng vươn xa, ảnh hưởng đến nhiều nước tại Châu Á. Tại Việt Nam, tết Trung Thu được coi như một ngày lễ lớn bên cạnh những ngày lễ như tết Nguyên Đán, tết Hàn Thực,…
Ý nghĩa lễ trung thu tại các quốc gia khác nhau thế nào?
Những phong tục vào ngày Trung Thu ở Việt Nam đều đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Thế nhưng, cũng vào ngày này, trên thế giới có gì khác biệt? Hãy cùng chúng tôi dạo quanh một vòng thế giới để biết ý nghĩa lễ trung thu ở các nước khác có gì mới lạ ngay nhé.
Ý nghĩa lễ trung thu của Trung Quốc
Ở Trung Quốc, Trung Thu là ngày lễ lớn thứ 2 chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vào ngày này, khắp các ngả đường, người ta đều treo đủ các loại đèn lồng rực rỡ. Những chiếc đèn hoa đầy màu sắc, hình thù khiến cho không khí trở nên vô cùng náo nhiệt. Vào đêm trăng rằm tháng 8, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, tụ tập lại với nhau. Họ cùng nhau thưởng thức bánh, trà và gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp và đầy ý nghĩa.
Ý nghĩa lễ trung thu của Thái Lan
Ý nghĩa lễ trung thu ở Thái Lan thường được gọi là “lễ cầu trăng”. Ngày lễ này được tổ chức vào đúng ngày 15/8 hàng năm. Theo truyền thuyết người Thái Lan, đây là ngày Bát Tiên sẽ mang đào tiên tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm. Vì vậy, người dân nơi đây rất thích làm bánh hình quả đào trong ngày Tết Trung Thu.
Lời kết
Qua nội dung trên bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa lễ trung thu rồi đúng không nào? Ngày lễ trung thu tại mỗi quốc gia sẽ mang một ý nghĩa và gắn với nhiều phong tục khác nhau. Hiểu đúng về ngày lễ này để trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống này các bạn nhé!
>>> Xem thêm: Vui chơi trung thu cùng Chichlive siêu đã như thế nào?
>>> Xem thêm: Chichlive nền tảng mạng xã hội giải trí hàng đầu Châu Á